Domain controller là gì?

Domain controller là gì?

1. Tìm hiểu về domain controller

“Domain Controller hay được viết tắt là DC, được phát triển bởi Microsoft. DC có chức năng quản lý tập trung một mạng máy tính. DC được tổ chức theo dạng hình cây và tích hợp chặt chẽ với DNS Server – Do vậy mà cây DC cũng giống như cây DNS vậy. Đầu tiên là Root, rồi tới các nhánh cấp dưới . . .”

2. Khi nào cần tìm hiểu về domain controller

Người ta cần tìm hiểu về domain controller khi cần nghiên cứu về VPN, … nếu muốn cài thì chạy lệnh dcpromo, rồi đọc thêm về Active Directory … AD là một cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu về các đối tượng trong DC như nhóm, OU . . . và các chính sách bảo mật (Bên MS gọi là Policy) …

AD còn có tích hợp cả dịch LDAP nữa để thao tác trên AD thông qua giao thức LDAP (Ví dụ như là tạo User, Policy, OU) thông qua phần mềm của hãng khác – Còn gọi là Third Party (phần mềm trên Webase chằng hạn) . . .

3. Chúng có tác dụng gì?

Domain controller cực kỳ quan trọng, trong bất kỳ máy trạm nào đang sử dụng hệ điều hành windows XP cũng có một nhóm tài khoản người dùng tạo sẵn nào đó. Chúng chỉ được dùng để điều chỉnh truy cập máy cục bộ và hoạt động như với chức năng đảm bảo cho quản trị viên có thể thực hiện công việc bảo dưỡng, duy trì máy trạm, không cho phép người dùng cuối khả năng can thiệp vào các thiết lập trên máy trạm.

VD: nếu máy tính của một người dùng bị phá hoại, người đó không thể đăng nhập vào máy tính khác để làm việc vì tài khoản họ tạo chỉ có tác dụng trên máy cũ. Nếu muốn làm được việc anh ta sẽ phải tạo tài khoản mới trên máy khác.

Domain có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề vừa nêu và một số vấn đề khác nữa. Chúng sẽ tập trung hoá tài khoản người dùng (hay cấu hình khác, các đối tượng liên quan đến bảo mật;). Điều này giúp việc quản trị dễ dàng hơn và cho phép người dùng đăng nhập từ bất kỳ máy tính nào có trên mạng (trừ khi bạn giới hạn quyền truy cập người dùng).

4. Kết luận

Update: Trong môi trường Windows Server 2012 thì lệnh dcpromo đã bị vô hiệu hóa, do vậy nếu muốn tạo DC thì phải cần đến ADDS (Active Directory Domain Services) từ giao diện quản lý – Server Manager.

>>> Tham khảo thêm các bài viết khác tại https://tintuc.inet.vn/

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*