Làm thế nào để kiểm tra VPS(linux) mạnh hay yếu

Check VPS speed sẽ giúp bạn xác định được tốc độ VPS mà bạn đang sử dụng liệu có tương xứng với số tiền đã bỏ ra khi mua. Nếu bạn vẫn chưa biết cách test thì hãy kham khảo ngay bài viết này:

1. Ổ cứng

Ổ cứng chính là tiêu chí đánh giá đầu tiên bởi vì ổ cứng là thành phần hay bị nghẽn cổ chai nhất. Hiện tại, cũng rất ít nhà cung cấp dịch vụ VPS tại nước ta sử dụng ổ SSD thực thụ. Và HDD cũng chính là nguyên nhân tạo ra việc VPS chậm, chỉ với vài traffic cũng khiến máy bị treo. Và nếu muốn thấy được tầm quan trọng, hãy so sánh việc bạn đang sử dụng HDD và nâng cấp laptop lên SSD. Tốc độ nhanh đáng kinh ngạc và Ram CPU cũng load thấp hơn với cùng mức sử dụng.

Vậy làm thế nào để biết ổ cứng bạn đang sử dụng là SSD hay HDD? Bạn có thể kiểm tra bằng câu lệnh (dành cho VPS Linux) thông các con số, ta có thể đánh giá VPS đó là loại ổ cứng gì.

curl -Lso- tocdo.net/share | bash

Hãy chú ý thông số “dd Test”, “Fio Test”, “Read IOPS” và “Write IOPS”.

Nếu Read IOPS dưới 5k thì chắc chắn không phải ổ SSD, với thông số này thường sẽ là ổ HDD SATA – loại phổ biến cách đây 10 năm.

Nếu Read IOPS dưới 10k thì thường sẽ là ổ HDD SAS. Và nếu kết quả test VPS có Read IOPS từ 35k trở lên thì bạn đang sử dụng VPS ổ SSD. VPS lúc này sẽ không bị nghẽn cổ chai ở thông số ổ cứng.

Nếu bạn đang có dự định mua VPS thì nên hỏi kỹ về các thông số IOPS Read và Write. Bởi VPS chịu được nhiều traffic hay không thường phụ thuộc đến 80 – 90% vào tốc độ xử lý của Database. Mà database có nhanh hay không lại phụ thuộc vào ổ cứng là chính.

2. CPU

CPU là bộ vi xử lý trung tâm, sức mạnh của CPU thể hiện ở nhiều yếu tố. Nếu càng mới, càng loại CPU đời cao càng tốt. Hiện loại phổ biến nhất và tốt là E5-2600 V3, V4. CPU Vật lý có số Core càng nhiều càng tốt (trên 20 Core/1CPU vật lý), số GHz càng cao càng tốt (trên 2.4GHz), quan trọng hơn là thông số “Cache” của CPU. Loại CPU tốt có Cache từ 30MB trở lên.

VPS cùng số Core thì CPU đời cao luôn có hiệu năng tốt hơn CPU đời thấp.

3. Ram

RAM là bộ nhớ đệm, nó có tốc độ xử lý cực nhanh và “cache” lại các thành phần thường xuyên sử dụng. Đây cũng là yếu tố then chốt cho việc “Cài đặt và tối ưu VPS”.

RAM cũng có nhiều đời khác nhau nên tốc độ xử lý cũng sẽ chênh lệch.

4. Tốc độ mạng

Với 1 VPS sử dụng bình thường thì tốc độ mạng không cần quá cao. Bạn có thể sử dụng khoảng vài Mbps đến vài chục Mbps. Nếu các website sử dụng VPS có traffic dưới 10k/ngày thì tốc độ mạng trung bình sẽ không sử dụng hết 20Mbps. Với lượng traffic trên 50k/ngày thì bạn phải cần đến tốc độ từ 100 Mnps trở lên.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến 2 thông số: Trên 50Mbps và Ổn định. Bởi rất nhiều nhà cung cấp VPS thả nổi băng thông, không giới hạn. Điều này có thể sẽ có lợi nếu bạn muốn chiếm dụng băng thông lớn, nhưng còn bình thường thì có thể sẽ chịu hậu quả là các VPS khác chiếm dụng băng thông. Tức là 1 VPS có thể gây nghẽn băng thông của cả hệ thống.

Hãy nhớ test random ở các thời điểm trong ngày, bạn sẽ đánh giá được độ ổn định của băng thông.

5. Công nghệ ảo hóa

Có rất nhiều công nghệ ảo hóa hiện đang được sử dụng. Có thể kể đến là KVM, KMWare, OpenVZ, XEN,… Trong đó thì KVM được đánh giá tốt nhất, sau đó là VMWare. Riêng OpenVZ, XEN được đánh giá là không nên sử dụng.

Công nghệ Điện toán đám mây (Cloud Computing) dẫn đầu hiện nay chính là OpenStack. Nếu bạn đang sử dụng không phải”Cloud thật” và lại sử dụng OpenVZ thì thật sự là điều đáng lo ngại

6. Một số thông tin khác

Khi quyết định mua VPS bạn cũng cần xem xét việc có được chủ động Rebuild lại hệ điều hành hay không? Hay có sẵn IMAGE phổ biến hay không? Bởi một hệ thống Cloud VPS hoàn hảo thì phải có đủ các thành phần trên.

  • Không nên đăng ký VPS khi có những dấu hiệu sau
  • IOPS Read và Write không cao.
  • Ảo hóa OpenVZ. VPS của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu 1 VPS nào đó trên hệ thống bị DDoS hoặc tiêu tốn tài nguyên. Tức là thông số Ram, CPU, IOPS của VPS sẽ bị chiếm dụng tài nguyên, dẫn đến VPS chập chờn.
    VPS không sử dụng nền tảng Cloud thực thụ. Bạn có thể dễ dàng nhận biết là VPS không có giao diện quản trì (Shutdown, Restart, Start (boot), Reinstall). Nhà cung cấp dịch vụ chỉ giao nhận thông tin SSH/Remote desktop. Và việc reset password VPS cũng phải nhờ đến bên đơn vị cung cấp dịch vụ.

Như vậy nắm rõ cách kiểm tra hiệu năng VPS thì bạn có thể dễ dàng chọn được cho mình một đơn vị cung cấp VPS uy tín, chất lượng. Hiện nay trên thị trường đã có dịch vụ VPS tính tiền theo giờ rất tiết kiệm, khởi tạo nhanh, khách hàng tự do thay đổi cấu hình mà không sợ mất hết dữ liệu. Bạn có thể liên hệ KDATA để đăng ký và sử dụng nhé.

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*