Cài đặt laravel Framework trên CentOs VPS

Cài đặt laravel Framework trên CentOs VPS

* Giới thiệu Laravel:

Laravel:

Laravel là một framework MVC viết bằng ngôn ngữ PHP. Nó là một Framework khá trẻ, nhưng đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những Framework PHP phổ biến nhất hiện nay. Nó cũng có một cộng đồng lớn để giúp bạn trả lời mọi câu hỏi liên quan đến Framework này. Để có thể sử dụng Laravel, bạn phải có một VPS được cài đặt phiên bản php gần như mới nhất từ 5.3.7 trở lên với bản 4 và 5.6.4 trở lên với bản 5 và một số extendsion của php nữa.

VPS

VPS là viết tắt của Virtual Private Server (máy chủ riêng ảo). Một VPS cũng giống như shared host, tức là có nhiều VPS được đặt trên cùng một máy chủ vật lý, phục vụ nhu cầu của các website lớn, tuy nhiên giá thành mua VPS lại cao hơn so với shared host.

Bạn có thể hiểu đơn giản sự khác nhau giữa VPS và share host như thế này, VPS là máy chủ của bạn, bạn tự do cài đặt mọi thứ trên máy chủ này, tài nguyên của máy chủ này chỉ phục vụ cho website của bạn mà thôi, còn đối với share host thì đôi khi bạn không thể tự do cài đặt mọi thứ được mà nó phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, còn với tài nguyên của máy chủ thì ngay cái tên đã nói lên rồi, khi tài nguyên website của bạn dư thừa, nó sẽ tự động dc cho các website khác có thể muộn để dùng tạm, nên đôi khi chung một máy chủ các website sẽ bị ảnh hưởng tốc độ lẫn nhau.

Remote vào server:

Trước khi thực hiện bạn cần ssh vào server với các lệnh sau:

ssh viblo@114.16.126.224 -p 22

  • viblo là tên user.
  • 114.16.126 là địa chỉ máy chủ.
  • -p 22 là port, mặc định là port 22, nếu bạn chưa đổi port thì không cần phải có time số này cũng dc.

Sau đó bạn cần nhập pass để hoàn thành ssh vào server, nếu đã cài đặt ssh key thì không cần pass nữa.

Cài đặt Apache server

Bạn gõ vào terminal những dòng lệnh sau:

sudo yum install httpd

khởi động apache với lệnh:

sudo service httpd start

Để kiểm tra apache đã cài đặt thành công hay chưa bạn vào địa chỉ ip của vps ví dụ như http://12.34.56.789 nếu nó hiện lên dòng chữ it work tức là bạn đã cài đặt thành công.

Cài đặt PHP:

Chạy trong terminal với lệnh sau:

sudo yum install php php-mysql

check xem đã cài đặt thành công chưa bạn gõ lệnh

php -v

Nếu nó xuất hiện như trong ảnh thì bạn đã cài đặt thành công Laravel cũng yêu cầu một số gói mở rộng của php nữa: chạy lệnh sau để kiểm tra tất cả các gói của php

yum search php-

Laravel required gói php-mcrypt ta cài đặt như sau: sudo yum install php-mcrypt

Cài đặt MySQL

Để cài đặt Mysql chúng ta cần chạy lệnh sau:

sudo yum install mysql-server

sau khi cài đặt thì bạn chạy lệnh sau để khởi động mysql server lên:

sudo service mysqld start

chúng ta cần phải hoàn thành cài đặt bằng cách set pass cho mysql:

sudo /usr/bin/mysql_secure_installation

nó sẽ hỏi bạn cần nhập pass, thì ấn enter luôn ko cần nhập gì cả

Enter current password for root (enter for none):
OK, successfully used password, moving on…

Nó sẽ hỏi bạn thiết thập pass thì bạn chọn Y rồi nhập pass mới của mình vào. Sau đó sẽ là một dãy câu hỏi bạn chọn y rồi nhấn enter:

Khởi chạy Services cùng hệ thống

sudo chkconfig httpd on
sudo chkconfig mysqld on

Sau bước này thì LAMP đã được cài đặt thành công trên vps của bạn rồi, bước tiếp theo chúng ta cài đặt Laravel.

Cài đặt Composerad

Chạy lệnh sau trong terminal:

curl -k -sS https://getcomposer.org/installer | php

Chuyển composer vào thu mục /usr/local/bin

sudo mv composer.phar /usr/local/bin/composer

để kiểm tra thành công chưa bạn chạy lệnh sau:

composer -V

nó sẽ xuất hiện:  Composer version 1.2.2 2016-11-03 17:43:15

Cài đặt laravel

move vào thư mục www rồi chạy lệnh sau:

cd /var/wwww
composer create-project –prefer-dist laravel/laravel blog

đó là ban cài đặt project trắng lên host nhưng thường thì ít ai cài đặt project trắng lên cả, bạn nên cài git lên server sau đó clone về.

sudo yum install git
git clone your/project

sau đó cd vào thư mục code của bạn chạy lệnh sau:

cd /var/www/yoursite
composer install

bước này cần chút thời gian để nó download những package cần thiết về. Sau khi chạy xong bạn tiếp tục chạy lệnh sau để cấp quyền cho storage của mình

chmod –R 775 /var/www/yoursite/app/storage
# hoặc nếu đang ở trong project
chmod –R 775 /storage

Cài đặt Virtual Host

Bạn chạy lệnh sau:

sudo nano /etc/httpd/conf/httpd.conf

Ghi doạn mã sau vào và save file lại:

<VirtualHost *:80>
ServerName yoursite.com
DocumentRoot /var/www/yoursite/public
<Directory /var/www/yoursite/public>
<IfModule mod_rewrite.c>
Options -MultiViews
RewriteEngine On
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
RewriteRule ^ index.php [L]
</IfModule>
</Directory>
</VirtualHost>

Cuối cùng bạn cần Config database của mình:

mysql -u root -p

sau đó nhập password mysql đẻ login vào mysql rồi tạo database

create database your_database_name

cuối cùng bạn config database cho file .env là hoàn tất cài đặt rồi:

nano .env

Chúc các bạn thành công.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*