1. HomePage (Trang chủ)
Là một trong những trang thường có lưu lượng truy cập cao nhất, và phần lớn khách truy cập ghé thăm một Blog/Website nào họ sẽ đến trang chủ của bạn.
Chính vì vậy mà nó thực sự quan trọng và là một trong những yếu tố giữ chân khách hàng cũng như giới thiệu tổng thể về dịch vụ của bạn.
Theo kinh nghiệm của mình trong quá trình học hỏi từ các Blog nước ngoài và từng có một thời gian làm FreeLancer trên Fiverr về mảng việc thiết kế.
Một HomePage đẹp mắt và mang yếu tố chuyển đổi cao sẽ cần những điều kiện sau:
- Không quá nhiều mà sắc (về mặt trải nghiệm cũng như tâm lý bạn không nên sử dụng quá 3 màu sắc chủ đạo – không tính Background màu trắng).
- Giới thiệu ngắn gọn về dịch vụ cũng như những gì khách truy cập nhận được từ bạn
- Có nút kêu gọi hành động hoặc Form thu thập email.
- Hình ảnh bắt mắt
- Không trình bày quá nhiều nội dung (vì các khách truy cập không muốn ở lại các homepage quá lâu).
- Nếu là blog cá nhân phải có một phần giới thiệu riêng hoặc ít ra phải có hình của bạn.
Bạn có thể thấy đây là HomePage của Activecampaign (một dịch vụ tiếp thị email nổi tiếng thế giới), đó là một thiết kế đẹp mắt đảm mọi mọi yếu tố màu sắc chủ đạo, Form thu thập email, nội dung trình bày ngắn gọn nhưng bao quát được toàn bộ website.
Hiện nay ở Việt Nam, mình chưa thấy nhiều Blog/Website có Homepage được tối ưu hóa tốt – cả về mặt trải nghiệm lẫn chuyển đổi. Phần lớn chỉ nhắm vào quảng cáo những gì họ bán mà không cho khách truy cập thấy giá trị họ nhận được.
Đó là nguyên nhân tại sao khách truy cập sẽ rời ngay sau khi truy cập HomePage của phần lớn Website.
Có thể về mảng Web ở Việt Nam chưa bắt kịp xu hướng mới, cũng như những chuyên gia chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này.
Vì vậy nếu bạn biết đến bài viết này thì nên chỉnh sửa lại trang chủ của bạn để tạo ấn tượng để thu hút khách truy cập.
Với những ai đang sử dụng WordPress thì việc có các Homepage đẹp đã quá dễ, một số Theme WordPress đã tổ chức sẵn cho bạn các mẫu đẹp nhất.
Nhiệm vụ của bạn là xem các bản demo xem cái nào ưng ý nhất sau đó cài đặt và chỉnh sửa những yếu tố nhỏ như văn bản, hình ảnh, màu sắc là xong.
Hoặc cách khác là bạn có thể sử dụng các plugin Page Builder, điểm nhấn của nó là bạn có thể tạo ra các Homepage theo ý tưởng của mình mà không phụ thuộc các mẫu có sẵn (nếu không muốn vẫn có một hệ thông template hỗ trợ).
Bạn chỉ cần thực hiện thao tác kéo thả các modun được hỗ trợ là đã có các trang theo ý muốn. Tuy nhiên để làm được điều này bạn sẽ mất một chút thời gian mày mò để thành thạo.
Những cái tên bạn có thể sử dụng là Elementor, BeaverBuider, Divi, WPBakery Page Builder.
2. Menu điều hướng
Đây là yếu tố cơ bản nhưng không ít chủ các blog đã bỏ qua nó và đã vô tình làm giảm trải nghiệm cho khách truy cập của họ.
Thông thường menu của bạn sẽ được đặt ở 2 vị trí: Header (phần đầu trang) và Footer (phần chân trang)
Các menu đảm nhiệm chứa năng giúp khách truy cập tìm đến những vị trí quan trọng trên website của bạn một cách nhanh nhất.
Bố trí nó như thế nào cho hợp lý cũng cả là một nghệ thuật bạn có tin không?
Hãy để mình chứng minh cho bạn.
Trên thực tế khách truy cập của bạn đến từ nhiều nguồn khác nhau, có thể là từ ai đó giới thiệu, qua các mạng xã hội nhưng phần lớn chắc hẳn là công cụ tìm kiếm.
Các liên kết dẫn đến website của bạn chỉ nằm ở một trang duy nhất, khi muốn đến những nội dung khác, khách truy cập phải đọc nội dung để tìm các liên kết nội bộ (internal link).
Điều này không dễ chịu xíu nào đến với đọc, trừ khi là họ đang đọc một nội dung hữu ích và đi đến nội dung liên quan về nó.
Nếu họ muốn tìm một thông tin liên hệ chẳng lẽ họ phải lục từng bài viết của bạn đúng không nào?
Vì vậy, đó là lý do tại sao bạn nên tận dụng menu và bố trí nó một cách khoa học nhất. Đảm bảo khách truy cập sẽ tìm đến những nội dung họ muốn một cách dễ và nhanh nhất.
Giải pháp cho điều này:
- Hãy ưu tiên đặt các trang quan trọng nhất mà bạn đang có: Trang Blog, trang liên hệ, trang giới thiệu.
- Nếu là blog nên để các dạng lưu trữ theo chuyên mục (categories) để độc giả dễ tìm kiếm nội dung cùng một chủ đề.
- Có một liên kết (hoặc nút) có lời hướng dẫn bắt đầu dành cho những người lần đầu truy cập. Chẳng hạn như nút ” Bắt đầy tại đây!” trên menu của mình (hiện tại mình đã tạm ẩn).
- Số lượng menu không nên vượt quá 10 trong phần menu chính, vì quá nhiều có thể làm rối mắt người dùng. Còn menu con (sub-menu) thì bạn muốn thêm bao nhiêu cũng được.
Thường thì mỗi theme WordPress đã có sẵn thanh menu cũng như các tùy chỉnh riêng cho nó. Tuy nhiên nếu bạn muốn menu của mình bắt mắt và nhiều tính năng hơn thì có thể sử dụng một số plugin nâng cao để làm điều này.
3. Font và kích thước chữ
Mặc dù khi nói về điều này có thể sẽ yêu cầu bạn biết một chút về CSS, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều hướng dẫn miễn phí trên mạng. Bạn có thể dành một chút thời gian để tìm hiểu, nó không khó tí nào cả.
Nếu chưa biết bạn có thể đọc xong bài này rồi tìm hiểu sau cũng không muộn.
Bạn cũng biết rằng, hình thức nội dung trên các website thường là chữ hơn là hình ảnh, video, hoặc âm thanh. Chính vì vậy mà bạn cũng cần quan tâm về font và kích thước của các chữ trên blog của mình.
Nó ảnh hưởng không ít đến trải nghiệm người dùng.
Mặc dù mọi theme chạy trên WordPress đã đạt tiêu chuẩn về tính thân thiện với mọi thiết bị (Responsive Design). Có nghĩa là khi bạn xem trên thiết bị nào thì website sẽ tự động thu phóng phù hợp với màn hình đó.
Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa là các chữ của bạn sẽ tự giảm kích thước, vì đôi lúc những nhà thiết kế không quan trọng nó và bỏ qua.
Bạn hãy tưởng tượng một chữ có kích thước 50px trên máy tính thì khi hiển thị trên điện thoại nó sẽ to đến mức nào?
Chắc chắn nó sẽ chiếm phần lớn không gian màn hình, thay vì 1-2 dòng có thể sẽ thành 4-5 dòng. Hơn nữa nhìn vào bạn sẽ thấy kém sự chuyên nghiệp mà đây là điều cực kỳ quan trọng với các Blog/Website hiện nay.
Dưới đây là kinh nghiệm của mình trong việc quy định kích thước chữ:
- Với các thẻ heading(1,2,3,4,5,6) trên máy tính và tablet: theo thứ tự h1(40-60px),h2(28-35px), h3(25-28px), h4(22-25px), h5(20-22px), h6(18-20px).
- Còn với thiết bị đi động bạn hãy giảm 20-30% so với kích thước ban đầu.
- Với những nội dung chính có kiểu font tiếng việt thì kích thước lý nhất là 16px-18px.
Sỡ dĩ các thông số trên mình để trong khoảng là vì còn tùy vào cách nhìn của bạn trong quá trình thiết kế, nhưng mình tin đó là những con số tốt nhất để có một cái nhìn đẹp mắt cho người đọc.
Còn về Font chữ nó ảnh hưởng đến cái nhìn của người đọc có thể người này thấy Font đó đẹp nhưng người khác lại thấy không thấy vậy.
Ở các Website nước ngoài họ rất đa dạng về Font, tuy nhiên ở Việt Nam thì không quá nhiều. Nếu bạn sử dụng Font chữ không hỗ trợ tiếng Việt thì sẽ bị vỡ Font dẫn đến tình trạng khó đọc.
Vì vậy bạn có thể sử dụng các Font chuẩn như Arial, Roboto,..
Ngoài việc chỉnh sửa thủ công bằng mã CSS dành cho người có kiến thức về nó. Nếu lười học về CSS nhưng muốn làm đẹp website WordPress thì bạn có thể sử dụng một số plugin cho phép tùy chỉnh một cách đơn giản mà không yêu cầu người dùng biết Code.
CSS Hero, Yellow Pencil và Microthemer là 3 plugin chỉnh sửa CSS tốt nhất mà mình được biết đến.
4. Các Widgets trên Sidebar
Widget và Sidebar là một trong những đặc trưng của các nền tảng viết Blog như WordPress. Nó giúp bạn tận dụng tốt không gian trên blog của mình cũng như thực hiện các quảng cáo.
Tuy nhiên tận dụng chúng như thế nào cũng không phải ai cũng biết. Mình thấy rất nhiều bạn thường sử dụng chỉ mỗi mục đích quảng cáo bằng cách trình bày hàng loạt các banner với hy vọng khách truy cập sẽ chú ý và click vào nó.
Đó là một sai lầm lớn của bạn, bạn chưa cho khách hàng giá trị thì có hàng trăm banner cũng chẳng có hiệu quả. Ngược lại bạn cho khách truy cập nhiều giá trị, dù không có banner họ vẫn tìm đến bạn.
Ví dụ bạn có thể xem Blog của hoangluyen.com, mặc dù được biết đến với nhiều hướng dẫn về WordPress và SEO nhưng anh này có một giao diện Web rất khó chịu. Đặc biệt là sidebar bên phải ở mỗi bài viết chứa những quảng cáo Adsense và nội dung khá rối mắt.
Nếu anh ta biết đến bài viết này hy vọng sẽ có những thay đổi để cải thiện trải nghiệm người dùng thay vì để nhiều quảng cáo với mong muốn nhiều người dùng sẽ Click vào nó để kiếm tiền.
Theo nguyên tắc chung mà mình được biết, một Sidebar lý tưởng sẽ bao gồm những widget sau:
- Search: Giúp khách truy cập tìm kiếm nội dung họ cần bằng các từ khóa.
- Category list: Danh sách các chuyên mục chứa bài viết cùng một chủ đề trên blog (có thể có hoặc không)
- Các liên kết đến những bài viết mới hoặc phổ biến nhất: Một số theme hỗ trợ cho bạn một widget điều hướng đến các bài viết qua những tab như mới nhất/phổ biến/comment/…Tuy nhiên nếu không có bạn có thể sử dụng các plugin hỗ trợ như WP Tab Widget.
- Banner quảng cáo: Hãy sử dụng chỉ từ 1 – 2 banner trên Sidebar của bạn để khách truy cập có trải nghiệm tốt nhất. Nếu khách truy cập thấy nội dung của bạn hữu ích và banner chứa nội dung giải quyết được vấn đề của họ. Tự nhiên bạn sẽ click vào mua sản phẩm của bạn hoặc của người bạn cho phép đặt quảng cáo.
Mặc dù nhiều bạn sẽ cố gắng đặt thật nhiều quảng cáo nhất có thể vì cho rằng Sidebar là nơi dễ nhận được sự chú ý của người dùng. Những ai đang kiếm tiền Google Adsense sẽ dễ rơi vào trường hợp này.
Tuy nhiên bạn nên biết rằng chú ý nhiều sẽ không đồng nghĩa với việc họ sẽ click vào nó. Đôi khi quá nhiều quảng cáo sẽ bị người dùng coi là làm phiền và chẳng thèm click mặc dù họ biết khi click vào đó bạn sẽ nhận được tiền.
Tốt nhất hơn hết ban nên xây dựng nội dung hữu ích cho độc giả và đặt một quảng cáo thì tự nhiên khách truy cập sẽ click vào quảng cáo của bạn.
***Nếu bạn quảng cáo sản phẩm dịch vụ cho cá nhân thì chỉ nên sử dụng một Banner là đủ. Điều này sẽ tạo nên một trải nghiệm hoàn hảo cho người đọc.
Đặt nhiều quảng cáo cũng có thể là một điểm trừ trong SEO vì Google rất coi trọng trải nghiệm người dùng. Vì vậy nếu hiện tại Blog của bạn để quá nhiều quảng cáo trên Siderbar thì nên gỡ bớt đi nhé!
Ngoài ra bạn cũng có thể thêm một số Widget với một số tính năng khác như Like FanPage, Follow,…
Nhưng cần lưu ý: Số lượng Widget càng nhiều thì khả năng trải nghiệm sẽ càng giảm. Bạn nên cân nhắc những thứ cần thiết nhất để sử dụng, lát nữa bên dưới bạn sẽ có một không gian mới, nơi bạn thoải mái sử dụng Widget.
5. Hộp tác giả (Author Box)
Sau mỗi bài viết trên Blog, khách truy cập thường rất quan tâm đến người đã tạo ra nội dung họ vừa đọc.
Thứ nhất là họ muốn xác nhận xem tác giả có phải là một cá nhân không hay đó là một cái tên vô danh đại loại như Admin, tác giả, biên tập viên,..
Thứ 2 nếu người đọc cảm thấy tác giả là một người đáng học hỏi họ sẽ tìm đến các hồ sơ xã hội như Facebook, Twiter, Instagram,..để tiện theo dõi. Đây là cách để bạn nổi tiếng bằng các xây dựng một lượng Fan cho riêng mình.
Chính vì vậy mà hộp tác giả rất quan trọng nếu bạn muốn xây dựng sự ảnh hưởng của mình trên không gian Internet.
Đây là những chi tiết cần có trên hộp tác giả của bạn:
- Tên tác giả: Mặc dù không phải lúc nào cũng yêu cầu bạn sử dụng tên thật của mình, bạn có thể dụng nickname. Nhưng tuyệt đối không để nó dưới dạng Authorhoặc biên tập viên. Vì điều này sẽ đánh mất tính cá nhân cho bài biết.
- Hình tác giả: Nếu được thì bạn nên sử dụng ảnh thật của mình đặt trong này, nhưng nếu ngại thì bạn có thể sử dụng một bức ảnh ấn tượng nào đó. Ví dụ như chibi chẳng hạn. Tránh trường hợp lấy ảnh phong cảnh hoặc động vật gán vào đó.
- Giới thiệu về bản thân: Tạo một sự ấn tượng bằng cách viết một vài lời giới thiệu về bạn cũng như thành tích đạt được (Nếu có).
- Các biểu tượng liên kết đến hồ sơ xã hội: Những liên kết này giúp khách truy cập kết nối với bạn qua mạng xã hội.
Với mọi theme WordPress bạn đều được hỗ trợ hộp tác giả sau mỗi bài viết. Các chi tiết bạn có thể thay đổi trong phần User > your Profile cùng với tài khoản gravata.
Hoặc nếu không hỗ trợ hộp tác giả bạn có thể sử dụng plugin Simple Author, starbox, Fancier Author Box.
6. Khu vực Comment (Bình luận)
Comment cũng là một nét riêng của các blog, nó không chỉ tăng sự tương tác và giá trị cho bài viết bằng cách kết nối tác giả và người đọc với nhau để giải quyết một vấn đề. Ngoài ra còn rất tốt trong việc xây dựng các tín hiệu SEO.
Theo mặc định các theme WordPress có phần Post Page đều tích hợp tính năng bình luận sau mỗi bài viết. Vì vậy bạn không cần lo lắng về điều này.
Tuy nhiên giao diện comment trên các theme thường rất đơn giản, chính vì lý do này mà những nền tảng web như Blog rất khó có được comment của người đọc.
Vì vậy bạn cần thay đổi giao diện cho đẹp hơn, nhiều tính năng hơn để kích thích người dùng bình luận.
Bạn có thể sử dụng các plugin miễn phí như WpDiscuz , Disqus, Disable Comments để tùy chỉnh giao diện comment cùng những tính năng nâng cao khác như Like/Dislike, Vote, Share,…
***Nếu bạn không thấy mục comment sau mỗi bài post thì có thể là do bạn đã tắt trong phần cài đặt. Việc bạn cần làm là bật lại tính năng đó lên mà thôi.
Là khu vực cuối cùng khách truy cập sẽ dừng lại trên website, nếu đã đến đây thì phần lớn khách truy cập đã vui vẻ đọc hết nội dung trang của bạn. Chính vì vậy đây là cơ hội để bạn đề xuất họ thực hiện một hành động nào.
Chẳng hạn như liên kết đi đến bài viết hoặc trang khác để giảm Bounce Rate (tỉ lệ thoát trang), để lại thông tin email trong Form thu thập, theo dõi bạn trên các nền tảng xã hội hoặc thêm các CTA và banner hay quảng cáo để khách truy cập tìm hiểu hoặc mua một sản phẩm…
Bạn có thể thoải mái trình bày những gì mình thích bằng cách kéo các widget với chức năng tương ứng mà không cần tiết kiệm như trên Sidebar. Vì đây là phần cuối rồi nên khách truy cập sẽ chẳng để ý gì về trải nghiệm.
Thứ họ cần lúc này là các nội dung hữu ích liên quan hoặc thực hiện một hành động nào đó để giải quyết vấn đề họ gặp phải.
Đó cũng là nguyên nhân tại sao mình khuyên bạn nên hạn chế sử dụng nhiều Widget trên SideBar mà phần trên đã đề cập.
Ví dụ bên dưới là Footer của Eleganthemes, một nhà cung cấp chủ đề WordPress nổi tiếng được biết đến với Divi Builder.
Leave a Reply